Chính giới Hàn Quốc đang tranh cãi về vấn đề sáp nhập thành phố Gimpo (hiện thuộc tỉnh Gyeonggi) vào thủ đô Seoul sau khi đảng Sức mạnh quốc dân cho ra mắt “Ủy ban đặc biệt xúc tiến sáp nhập thành phố Gimpo vào Seoul” hôm 2/11.
Các nghị sĩ khu vực Gimpo thuộc đảng đối lập Dân chủ đồng hành lần đầu tiên đưa ra lập trường sau 6 ngày nổ ra tranh cãi liên quan đến việc sáp nhập này. Phía đảng này vẫn để ngỏ khả năng xúc tiến việc sáp nhập, nhưng cũng nhấn mạnh không được chỉ thay đổi mỗi “vỏ bọc”, mà cũng phải giải quyết cả vấn đề giao thông. Ý kiến của đảng Dân chủ đồng hành là nên xem xét trước việc kéo dài tuyến tàu điện ngầm số 5 và số 9 để miễn nghiên cứu tính khả thi. Ngoài ra, các nghị sĩ nhấn mạnh không được chuyển các cơ sở hạ tầng “bị xa lánh” của Seoul như bãi xử lý rác thải đến Gimpo.
Ngoài ra, đảng đối lập cũng đưa ra thách thức kêu gọi Chủ tịch đảng cầm quyền Kim Gi-hyeon và Chủ tịch Cho Kyoung-tae của Ủy ban đặc biệt tranh cử tại khu vực Gimpo trong cuộc Tổng tuyển cử tháng 4 năm sau để chứng minh những tuyên bố của họ không phải chỉ là lời nói sáo rỗng hòng lấy sự ủng hộ của cử tri.
Đáp lại, đảng cầm quyền Sức mạnh quốc dân đã bày tỏ sự ngớ ngẩn, đồng thời yêu cầu đảng đối lập làm rõ “chính kiến” của đảng này, đừng cứ khăng khăng phản đối mà phải suy nghĩ đến người dân, nhấn mạnh việc sáp nhập hai thành phố không liên quan đến việc một số chính trị gia vận động tranh cử tại thành phố Gimpo.
Trong khi đó, Thị trưởng Gimpo Kim Byung-soo vào 2 giờ chiều ngày 6/11 đã đề nghị Thị trưởng Seoul Oh Se-hoon sáp nhập thành phố Gimpo vào thủ đô Seoul. Ủy ban đặc biệt của đảng cầm quyền cũng kết thúc tuyển chọn khoảng 15 thành viên trong ngày này và mở cuộc họp đầu tiên để thảo luận trong ngày 7/11.
Ngoài việc sáp nhập Gimpo và Seoul, chính giới có thể sẽ tiếp tục tranh luận về Luật công đoàn và làm hài hòa quan hệ lao động (còn gọi là dự luật “Phong bì vàng”) và Luật phát thanh và truyền hình.
Đảng cầm quyền cho biết sẽ tranh luận không giới hạn (tức sử dụng quyền “filibuster”, cản trở thông qua một dự luật), để đối đầu với việc đảng đối lập đã báo trước sẽ miễn cưỡng xử lý các điều luật này. Tuy nhiên, đảng đối lập chiếm số đông tại Quốc hội dự kiến sẽ bắt buộc kết thúc cuộc thảo luận mỗi 24 tiếng đồng hồ và tiến hành biểu quyết theo luật Quốc hội.