Chính sách ngoại giao khéo léo của Việt Nam với các cường quốc

Chính sách ngoại giao khéo léo của Việt Nam với các cường quốc

Chỉ trong vòng 9 tháng qua, Việt Nam đã mời ba “ông lớn” là Mỹ, Trung Quốc và Nga đến thăm, đạt nhất trí tăng cường mối quan hệ với các cường quốc này. Điều này cho thấy chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam, nước có mối quan hệ hữu nghị với tất cả các nước lớn trên thế giới, đã một lần nữa phát huy được hiệu quả.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/6 đã thăm cấp Nhà nước Việt Nam, có cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Tô Lâm. Trong buổi họp báo chung sau cuộc gặp, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết hai bên đã nhất trí sẽ không tham gia vào hiệp ước với nước thứ ba nào gây hại đến nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ không đồng hành hay tham gia vào “vòng bủa vây” Nga do các nước phương Tây như Mỹ dẫn dắt.

Bài viết liên quan  Bắc Triều Tiên nhấn mạnh mối quan hệ thù địch với Hàn Quốc tại Liên hợp quốc

Washington tất nhiên đang lên tiếng phản đối về vấn đền này. Mặc dù vậy, tờ Thời báo tài chính (FT) của Anh nhận định khả năng mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam bị lung lay bởi chuyến thăm của Tổng thống Nga là không cao.

Nhà nghiên cứu cấp cao Nigel Gould-Davies thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) của Anh giải thích với hãng tin AP (Mỹ) rằng trong thỏa thuận giữa Nga và Việt Nam không có nội dung có thể làm dấy lên sự phản đối của cộng đồng quốc tế và Mỹ như thỏa thuận viện trợ quân sự của Nga và Bắc Triều Tiên.

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam vào tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc họp thượng đỉnh với Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mức cao nhất trong quan hệ giữa hai nước.

Chỉ hai tháng sau đó, vào tháng 12 cùng năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm cấp Nhà nước Việt Nam. Khi đó, hai bên đã nhất trí tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Trung.

Từ năm 2012, Hà Nội và Matxcơva đã nâng mối quan hệ song phương lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trở thành quốc gia có mối quan hệ ở mức cao nhất với cả ba nước Mỹ-Trung-Nga. Các chuyên gia nhận định rằng nền tảng ngoại giao để Việt Nam có thể khéo léo điều phối một cách cân bằng mối quan hệ với các cường quốc chính là nhờ vào chính sách “ngoại giao cây tre”.

Khái niệm “ngoại giao cây tre” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập tới lần đầu vào năm 2021, nhấn mạnh chính sách ngoại giao của Việt Nam phải giống như cây tre, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, phải nỗ lực để “thêm bạn, bớt thù”.

Bài viết liên quan  Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên chỉ thị quân đội chuẩn bị tư thế sẵn sàng cho chiến tranh

Tờ báo Anh đánh giá chính sách ngoại giao này đã giúp Việt Nam cân bằng mối quan hệ với các cường quốc, để nâng cao tầm quan trọng của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Gần đây, Việt Nam đang thay thế Trung Quốc, trở thành cứ điểm sản xuất, thu hút các doanh nghiệp trên thế giới đến đầu tư. Thế nhưng Việt Nam đã làm được điều này mà không làm tổn hại tới mối quan hệ với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc và quốc gia cung cấp vũ khí lớn nhất của Việt Nam là Nga. Thậm chí là Việt Nam đang dùng Matxcơva và Washington để kiềm chế Bắc Kinh, như nhận sự hỗ trợ của Nga để thực hiện các dự án thăm dò dầu khí chung ở biển Đông (mà Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam), khu vực có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Nguồn: Đài KBS WORLD

Địa điểm Hàn Quốc

Là người đang làm việc và sinh sống tại Hàn Quốc. Với phương châm "Mang Hàn Quốc đến gần bạn hơn!", hy vọng những bài viết về các địa điểm du lịch, lịch sử, văn hóa... của Hàn Quốc sẽ có ích cho các bạn. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị ở xứ sở Kim Chi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *