Thủ tướng Việt Nam hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc tại Bắc Kinh

Thủ tướng Việt Nam hội đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc tại Bắc Kinh

Hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc ngày 27/6 đưa tin Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính một ngày trước tại Bắc Kinh. Ông Phạm Minh Chính đang trong chuyến thăm Trung Quốc dự Hội nghị thường niên mùa hè của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) diễn ra tại thành phố Đại Liên (tỉnh Liêu Ninh).

Tại buổi gặp, Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhấn mạnh Trung Quốc coi Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong ngoại giao với các nước láng giềng. Bắc Kinh sẵn sàng duy trì sự đoàn kết, hữu nghị với Việt Nam, củng cố sự ủng hộ lẫn nhau, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác Việt-Trung.

Ông Tập Cận Bình đã thăm Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Trung. Chuyến thăm này diễn ra chỉ ba tháng sau khi Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là “đối tác chiến lược toàn diện”.

Bài viết liên quan  Hàn Quốc lên án hợp tác quân sự Nga-Bắc Triều Tiên trước ủy ban EU

Cùng ngày, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Vương Hộ Ninh cũng đã cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam. Ngoài ra, Ngoại trưởng Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn.

Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), cơ quan nghiên cứu chính sách của Mỹ, phân tích việc Trung Quốc dồn “tâm huyết” lớn với Việt Nam như vậy là một chiến lược “friend-shoring” (đưa đầu tư và chuỗi cung ứng sang các nước thân thiện) tương tự như Mỹ.

Các doanh nghiệp đa quốc gia như Apple đang triển khai chiến lược “China Plus One” nhằm tái cơ cấu chuỗi cung ứng phụ thuộc quá vào Trung Quốc. Về phần mình, các doanh nghiệp cung ứng của Trung Quốc cũng đối phó bằng cách tăng đầu tư vào Việt Nam.

Công ty Luxshare Precision Industry, một đối tác cung cấp phụ tùng trọng tâm cho Apple, gần đây tuyên bố sẽ tăng gấp đôi đầu tư vào tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. GoerTek, một đối tác cung ứng khác của Apple, cũng đầu tư 280 triệu USD để xây dựng công ty con tại mảnh đất chữ S.

Bài viết liên quan  Đoàn đại biểu ngành thông tin, thủy sản, thể thao Bắc Triều Tiên thăm Nga

Kể từ sau năm 2013, có 9 trên 10 doanh nghiệp linh kiện, lắp ráp điện tử hàng đầu của Trung Quốc đầu tư cơ sở sản xuất, lập công ty con tại việt Nam. Từ năm 2018 trở lại đây, dòng vốn của Trung Quốc đổ vào Việt Nam ngày càng nhanh hơn.

Căn cứ theo chiến lược “phát triển chất lượng cao” mà Chủ tịch nước Tập Cận Bình đề ra, Bắc Kinh đang đặt ưu tiên vào việc nghiên cứu và phát triển. Quốc vụ viện Trung Quốc tháng 12 năm ngoái đã công bố chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trọng tâm trong chuỗi cung ứng, giúp các công ty này mở rộng sản xuất tại nước ngoài.

Trong năm 2023, tổng quy mô đầu tư vào Việt Nam của Trung Quốc và Hong Kong gộp lại đạt hơn 8,2 tỷ USD, cao hơn 500 triệu USD so với Mỹ.

Bài viết liên quan  Số thanh niên Hàn Quốc không có việc làm sau khi tốt nghiệp là 1,26 triệu người

Việt Nam đang duy trì đường lối “ngoại giao cây tre”, giữ quan hệ hữu hảo với tất cả các nước lớn. Với việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam vừa phát huy được sức ảnh hưởng của mình, vừa thu được lợi ích thiết thực.

Truyền thông Trung Quốc cho biết tại buổi gặp với Chủ tịch nước Tập Cận Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bày tỏ lập trường phản đối việc chính trị hóa các vấn đề thương mại, công nghệ, ủng hộ lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề Đài Loan. Được biết, trong thời gian ở thăm, lãnh đạo Việt Nam đã đề nghị sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc, trong đó có tuyến đường sắt xuyên biên giới Việt-Trung.

Nguồn: Đài KBS WORLD

Địa điểm Hàn Quốc

Là người đang làm việc và sinh sống tại Hàn Quốc. Với phương châm "Mang Hàn Quốc đến gần bạn hơn!", hy vọng những bài viết về các địa điểm du lịch, lịch sử, văn hóa... của Hàn Quốc sẽ có ích cho các bạn. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị ở xứ sở Kim Chi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *