Ngày của thần, Ngày tốt nhất – Tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc

Tết Đoan ngọ là một tết truyền thống trong dân gian Hàn Quốc rơi vào ngày 5 tháng 5 âm lịch. Cùng với tết trung thu vào khoảng tháng 9 và tháng 10, tết năm mới vào khoảng tháng 1 và tháng 2, tết Đoan ngọ là một trong những lễ tết lớn nhất ở Hàn Quốc

Trong tết Đoan ngọ thì “Đoan” nghĩa là thứ nhất” còn “ngọ” nghĩa là năm (5)” và như vậy nó có nghĩa là 5 ngày đầu tiên. Theo dân gian thì đây là ngày dương khi mạnh mẽ nhất. Với những người cổ đại sùng bái mặt trăng và mặt trời người ta cho rằng tết Đoan ngọ là ngày mà mặt trời gần với trái đất nhất.

Kể từ thời đại Shilla người ta gọi ngày này là ‘ngày suri’. ‘suri’ chỉ ‘phía trên’, ‘cao’ đỉnh’, ‘thần’, có nghĩa là trên đầu nên gọi là ‘đỉnh đầu’. Do đó ngày suri cũng có nghĩa là ‘ngày của thần’ hay ‘ngày tốt nhất’. Chữ Hán thì đoan ngọ có nghĩa là ngày có dương khí thịnh nhất. Ở nhà nông thì treo bó cây ngải trước cổng ra vào được xem là để có dương khí đuổi tà ma âm khí đi.

Cũng có khu vực nhúng cây ngải vào loại rượu nếp thì dương khí mạnh hơn. Vào thời kỳ Cao Ly, người ta còn làm hình người bằng cây ngải để đuổi tà ma. Ngày xưa treo hình nộm bằng cây ngải, sau này thì đơn giản hơn đổi thành bó ngải. Không chỉ hình người mà còn có phong tục cột tóc bằng hình con hổ. Vua còn ban tặng cho hạ thần cây ngải hổ. Sau khi buộc hoa bằng miếng vải vào cây ngải làm như hình con hổ để đung đưa vỗ cánh như cây lau.

Bài viết liên quan  Gochujang (고추장 - tương ớt) - Gia vị đặc biệt đến từ kỹ thuật lên men độc đáo của người Hàn Quốc

Người ta còn ăn cây ngải, vào ngày đoan ngọ còn ăn một loại thức ăn tiêu biểu đó là bánh ngải (쑥떡). Giữa thế kỷ 19 có giải thích trong quyển 『Đông quốc lễ thi ký』.

“Vào ngày đoan ngọ hái lá cây ngải cho vào bột gạo, nhồi cho đến khi ra màu xanh rồi làm bánh ttok. Làm như hình bánh xe ngựa nên ngày đoan ngọ còn gọi là ngày bánh xe ngựa. Ở quán bán bánh ttok còn bán thành thức ăn ngày tết. Cắt bỏ phần trắng mặt sau của lá ngải rồi phơi khô làm viên đá lửa gọi là surichi. Vào giữa trưa hái lá ích mẫu và cỏ Jin Đưc Chal(진득찰) phơi khô rồi làm thuốc”.

Vào ngày này các phụ nữ chơi xích đu. Sứ thần Gwak Won Trung Quốc thời vua Hiến Tông (1009~1031) nước Đường đã ghi “người Goryo thích chơi xích đu” ( 『Sử Tống』).

Vào ngày dương khí lên cao nếu chơi xích đu thì váy sẽ bay cao, người ta cho là khí đó sẽ lan truyền vào cả trời đất. Xuất xứ của xích đu là ở Ấn Độ, lúc này thầy tu lấy bàn tay sờ vào dưới xích đu rồi để lên mặt đất và nói to “hỡi vầng thái dương hãy kết hợp với nữ thần của đất” Do đó vầng thái dương của đông chí lên cực điểm của sự suy yếu sẽ nhận được sức mạnh đó. Ở Veda thì xem cái xích đu như vầng thái dương hay gió, và tin rằng xích đu đung đưa là sự hợp nhất giữa trời và đất. Ngoài Ấn Độ ra, việc đu xích đu thì liên quan sâu sắc đến việc phân bố tập trung vào khu vực trồng lúa nước như các nước Đông Nam Á và Nhật.

Bài viết liên quan  Tết Âm Lịch (설날) và sự khác biệt văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc

Phong cảnh tết Đoan ngọ” (단오풍정 ) của hoa sĩ Shin Yoon Bok vào thế kỉ 18 là bức tranh tiêu biểu nhất khắc hoa tết Đoan ngọ của người Hàn Quốc.
Trước đây, phu nữ thường gội đầu bằng nước xương bồ vào tết Đoan ngọ (Ảnh: Bảo tàng dân gian quốc gia Hàn Quốc)

Khác với phụ nữ, đàn ông thì thích đô vật. Cuối thế kỷ thứ 4, người ta đã thấy hình ảnh đô vật ở trên tấm bia mộ thời kỳ Goguryo. Vào thời kỳ Choson, ở Seoul dưới chân núi Namsan và Bukaksan đã mở ra trận đô vật với quy mô lớn. Ở Gyeongsangbukdo, chùa Jikji của núi Kumsan thì những thương nhân trên toàn quốc đã tập trung lại và thi đô vật. Đô vật bắt đầu ở Mông Cổ rồi sang Hàn Quốc và đến Nhật. Thế kỷ 18, đã xuất hiện đô vật nữ, rồi chia ra nam và nữ rồi thi đấu. Khi cúng tế cầu mưa thì phụ nữ ở trần thi đô vật được ghi trong (『Nhật Bản sử ký』).

Bài viết liên quan  Tết Trung thu (추석) và sự khác biệt văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc

Bức “Ssireum” trong loạt tranh phong tục của Danwon Kim Hong-do (1745–1806), thế kỷ 18. Mực và màu sáng trên giấy 26,9 × 22,2 cm.
Bức tranh phong tục nổi tiếng của họa sĩ cung đình Kim Hongdo, thời hậu kỳ Joseon, vẽ cảnh quý tộc, thường dân và trẻ em đang say mê xem đấu vật. Bức tranh có bố cục tròn, cân bằng thể hiện sinh động gương mặt và sự chuyển động của các nhân vật.

Lễ hội Đoan ngọ lớn thì có ở Gyeongsannamdo Munhojangguk của Yeongsan và Gyeognsangbukdo sân chơi Hanjanggun của JaIn (văn hóa vật thể vô hình số 44) và Gangleung của Gangwondo thì Đoan ngọ guk (văn hóa vật thể vô hình số 13). Đặc biệt sân chơi Hanjanggun vào năm 1969 đã tập trung lên đến 100 ngàn quần chúng đến xem.

Đoan ngọ là nghi lễ nông canh trung tâm của trồng lúa khô của khu vực phía Bắc sông Hàn và đối lập với điều này, ở phía Nam sông Hàn trung tâm của trồng lúa nước thì Hangawi (tết trung thu) được xem là tốt nhất. Lễ hội đoan ngọ của phía Bắc miền Trung thì có ý nghĩa cầu mong sự tăng trưởng của ngũ cốc và ngược lại lễ hội đoan ngọ Hangawi (tết trung thu) của phía Nam miền Trung thì có ý nghĩa là cám ơn một năm được mùa.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here