Đặc biệt, tính đến quý III/2023, doanh thu từ khách du lịch nước ngoài phục hồi lên 74%, tốc độ tăng trưởng hàng quý cũng ghi nhận 48%, cho thấy sự phục hồi rõ rệt.
Trong năm nay, khách du lịch người Nhật Bản chiếm thị phần số lượng món hàng bán ra là 19,5%, sau đó là Mỹ (16,6%), Trung Quốc (12,8%), Đài Loan (11%) và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (14,8%).
Du khách Trung Quốc từng chiếm hơn một nửa thị phần số lượng món hàng bán ra vào năm 2019 nhưng đã giảm mạnh trong năm nay, các nước Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan tại có tỷ trọng tăng vọt (4%). Tuy vậy, Trung Quốc vẫn đứng đầu về số tiền chi tiêu cho sản phẩm, theo sau đó là Đài Loan, ASEAN và Nhật Bản.
Tỷ trọng khách du lịch Trung Quốc trong tổng doanh thu từng là 75,3% trong năm 2019 nhưng đã giảm gần một phần ba sau 5 năm, trong khi các nước ASEAN tăng gấp 5 lần và Nhật Bản tăng hơn gấp đôi.
Một quan chức của công ty thẻ BC cho biết số lượng và tỷ trọng doanh số bán hàng cho khách du lịch đến từ khối ASEAN đang tăng lên đáng kể, ngay cả khi đã xét tới việc lượng du khách Trung Quốc giảm do dịch COVID-19 và bị hạn chế du lịch theo đoàn. Người này dự đoán doanh số bán hàng từ khách du lịch nước ngoài dự kiến sẽ hồi phục trở lại mức trước đại dịch trong nửa đầu năm 2024.
Mặt khác, du khách nước ngoài khi du lịch Hàn Quốc từng hay đến thủ đô Seoul nhưng gần đây đang tìm đến cả các địa phương khác trên toàn quốc.
Xét trong số các thành phố lớn, số lượng đơn hàng bán cho khách du lịch người nước ngoài ở thành phố Busan tăng nhiều nhất (38%). Con số này cũng tăng lên ở tỉnh Gangwon (114%), tỉnh Jeolla (106%) và Gyeongsang (84%). Ở đảo Jeju và thành phố Incheon, hai nơi từng “đắt khách” trong năm 2019, nhưng đã giảm mạnh lần lượt 58% và 54% trong vòng 5 năm.
Lượng khách du lịch nước ngoài đến Seoul trong năm 2023 chỉ tăng 3% so với năm 2019, nhưng được phân tích là đang có dấu hiệu phục hồi như tăng 33% trong riêng quý III.