COP28 đạt thỏa thuận về chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch

Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã bế mạc vào ngày 13/12 (giờ địa phương), muộn hơn một ngày so với dự kiến.

Các nước cuối cùng đã đi tới thỏa thuận về việc đẩy nhanh “chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng” (transitioning away from fossil fuels in energy systems).

COP28 được khai mạc từ ngày 30/11 tại Dubai của Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), với sự tham gia của hơn 90.000 đại diện đến từ 198 nước tham gia Công ướng khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, tổ chức dân sự.

Sự kiện lần này là hội nghị đánh giá toàn cầu đầu tiên được tổ chức kể từ sau khi Hiệp định Paris năm 2015 được thông qua với nội dung cắt giảm lượng phát thải carbon, hạn chế mức tăng nhiệt độ bình quân Trái đất xuống dưới 1,5 độ C cho tới cuối thế kỷ XXI.

Bài viết liên quan  G7 và NATO lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên

Bộ Môi trường cho biết tại hội nghị lần này, cộng đồng quốc tế đã tái khẳng định về tầm quan trọng của việc cắt giảm phát thải carbon. Hội nghị đã thông qua “Thỏa thuận UAE” có nội dung “tuyên bố chuyển đổi năng lượng tái tạo” nhằm thực hiện trung hòa carbon, “tăng gấp đôi công suất năng lượng tái tạo”, “tăng gấp đôi hiệu suất năng lượng”, “từng bước cắt giảm phát điện bằng than đá không có thiết bị giảm phát thải carbon”.

Ban đầu, nhóm các nước phát triển như Liên minh châu Âu (EU) đề xuất đưa vào tuyên bố cụm từ “loại bỏ (phase out) sử dụng nhiên liệu hóa thạch”. Nhưng các nước đang phát triển vốn phụ thuộc lớn vào nhiên liệu hóa thạch như Ấn Độ đã phản đối gay gắt, nên cuối cùng cụm từ “loại bỏ” đã được thay thế bằng từ “chuyển đổi”.

Bài viết liên quan  Seoul, Washington và Tokyo thành lập nhóm thảo luận an ninh mạng cấp cao

Các nước tham gia Công ướng khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu sẽ phải phản ánh kết quả đánh giá toàn cầu lần này để trình báo cáo về tính minh bạch liên quan tới việc thực hiện Đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC), tức mục tiêu cắt giảm carbon, cho tới cuối năm sau.

Về vấn đề bồi thường “tổn thất và thiệt hại” (Loss&Damage), một trọng tâm tranh cãi khác, nước Chủ tịch COP28 là Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Đức đã cam kết đóng góp mỗi nước 100 triệu USD. Ngân hàng thế giới (WB) quyết định sẽ lập quỹ và ban điều hành quỹ trong vòng 4 năm tới.

Bài viết liên quan  IAEA: "Bắc Triều Tiên gia tăng dấu hiệu hoạt động tại bãi thử hạt nhân Yongbyon"

Đại diện tổ chức Giải pháp khí hậu (SFOC), một tổ chức phi lợi nhuận của Hàn Quốc, ông Kim Jin-pyo đánh giá Thỏa thuận UAE mang ý nghĩa lớn khi lần đầu tiên cộng đồng quốc tế nêu rõ về mục tiêu nâng gấp ba lần năng lượng tái tạo và chuyển đổi khỏi năng lượng hóa thạch. Tuy nhiên, thỏa thuận lần này cũng bộc lộ lỗ hổng là coi khí đốt, vốn cũng là năng lượng hóa thạch, là “năng lượng chuyển đổi”, khuyến khích thu hồi và lưu trữ carbon (CCS) nhằm kéo dài sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Nguồn: Đài KBS WORLD

Địa điểm Hàn Quốc

Là người đang làm việc và sinh sống tại Hàn Quốc. Với phương châm "Mang Hàn Quốc đến gần bạn hơn!", hy vọng những bài viết về các địa điểm du lịch, lịch sử, văn hóa... của Hàn Quốc sẽ có ích cho các bạn. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị ở xứ sở Kim Chi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *