Gầm cầu Seungseongyo 승선교 (昇仙橋) là lối vào chùa Seonsamsa. Tháp Kangseonru được nhìn từ dưới lên từ phía chân cầu. Cầu Seungseongyo được xây vào thế kỉ 17 được chỉ định là di sản Quốc gia số 400
“Đẹp sâu sắc”
Đây là cụm từ mà người ta dùng để chỉ những phụ nữ đã có tuổi nhưng vẫn đẹp một cách duyên dáng, mặc dù xuất hiện nếp nhăn nơi khóe môi, khóe mắt.
Tuy nhiên từ này cũng có thể dùng cho những ngôi chùa lâu đời. Càng lâu đời càng đẹp sâu sắc chính là cụm từ dành cho chùa Seonamsa của Jeonnam Suncheon.
Cổng chính Iljumun (trên) và sảnh chính Daewoongjeon (dưới) được chỉ định là di sản số 3111. Bên cạnh cổng chính Iljumun là những bức tường nhỏ nằm ngang, một trong những đặc trưng mà chỉ có chùa Seonamsa mới có.
Chùa Seonamsa với lịch sử gần 1500 tuổi tọa lạc tại núi Jogyesan Suncheon tỉnh Jeollanam-do. Tương truyền lại ngôi chùa được xây dựng bởi nhà sư Ado thời kì Beakjae (năm 529) và trải qua rất nhiều sự cố cũng như nhiều lần tu bổ để có được hình dáng như ngày hôm nay. Những khu nhà bằng gỗ còn lại bao gồm sảnh chính Daewoongjeon đều được duy trì từ thời Hậu Joseon.
Đi bộ dọc theo con đường núi,thông qua các thung lũng sẽ thấy cầu đá Seungseongyo và tháp Gangseonru đằng sau, tại đây du khách biết họ đang ở gần lối vào của đền thờ. Dừng lại nghỉ một lúc và đi tiếp qua khu rừng chè và một cái ao sẽ thấy cổng chính Iljumun của chùa. Trên cổng là bảng ghi “Jogyesan Seonamsa” để chào đón du khách. Ở đây không có tứ thiên vương với vẻ nghiêm nghị như tại ngôi chùa Hàn Quốc khác mà chỉ đơn giản có hai cột bằng gỗ và tường thấp bao bên cạnh.
Sảnh chính Daewoongjeon nằm vị trí ngay giữa chùa. Rất khó có thể nhìn thấy vị trí này từ những khu nhà khác của chùa. Đây cũng là lí do vì sao mà người ta nói chùa Seonamsa có cách bài trí rất đặc biệt. Ban đầu các tòa nhà được thiết kế theo từng vị trí nhất định, tuy nhiên chùa không phải là được xây lên chỉ trong một lần mà trải qua thời gian và sự thay đổi địa hình mà được xây dựng dần dần tạo nên hình dáng như ngày hôm nay. Vì thế mà chùa Seonamsa giống một ngôi làng hơn là một ngôi chùa. Giáo sư ngành kiến trúc Kim Bong Ryeol đã gọi nơi đây là ‘đô thị nhỏ trong núi’.
Hình ảnh một ni cô đang tụng kinh (ở trên) và mái dầm có màu sắc phai nhạt theo thời gian (dưới). Màu sắc họa tiết trên dầm gỗ phai nhạt dần theo thời gian chính là một trong những nét cuốn hút của chùa.
Hàng mai dọc theo tường đá là khung cảnh đẹp nhất của chùa. Cây mai 600 tuổi ở đây cũng được chỉ định là di sản thiên nhiên. Vào mùa xuân khi hoa mai nở rộ tô điểm cho những mái dầm bạc màu theo thời gian tạo nên vẻ đẹp hài hòa kì lạ.
Điều cuốn hút nhất và đẹp nhất cả nơi đây không phải là cái gì đó hùng tráng oai nghiêm mà chính là vẻ đẹp theo thời gian vừa tự nhiên vừa sâu sắc.