Triều đại Joseon (1392-1910)

Vào cuối thế kỷ 13, Goryeo đã lâm vào tình trạng khó khăn do thù trong giặc ngoài như cuộc đấu tranh quyền lực trong giới quý tộc và sự xâm nhập của các tên cướp đội khăn đỏ và cướp biển Wako. Vào lúc đó, Tướng quân Yi Seong-gye rất nổi tiếng trong dân chúng vì đã đánh đuổi giặc ngoại xâm. Ông đã lật đổ Triều đại Goryeo và thành lập một triều đại mới gọi là Joseon.

Yi Seong-gye lên ngôi vua, lấy hiệu là vua Taejo (Thái Tổ), trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Joseon, ông chọn Hanyang (ngày nay là Seoul) là nơi có phong thủy thuận tiện là kinh đô của triều đại mới. Ông cũng yêu cầu xây dựng Cung Gyeongbokgung (Cảnh Phúc) và điện thờ Jongmyo (Tông miếu) cũng như các con đường và chợ trong kinh đô.

Kinh đô mới, nằm ở trung tâm Bán đảo Triều Tiên, dễ dàng tiếp cận và giao lưu với nhiều nơi trong và ngoài nước qua sông Hangang chảy ngang qua trung tâm của kinh đô.

Joseon (Abad Ke-15)

Vua Taejong (Thái Tông) là là con trai của Vua Taejo (Thái Tổ) và là vị vua thứ ba của triều đại Joseon đã có công ổn định ngôi vị, đặt nền móng xây dựng đất nước Ông ban bố luật Hopae (Hiệu bài) để quản lý dân số quốc gia, và tổ chức sáu bộ quản lý hành chính quốc gia, gồm Bộ Hộ, Bộ Lại, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Lễđểtrực tiếp báo cáo lên nhà vua.

Vua Sejong (Thế Tông), vị vua thứ tư và là con trai của Vua Taejong (Thái Tông), đã mở ra một kỷ nguyên phồn vinh trên các mặt chính trị, xã hội và văn hóa. Các học giả tại Jiphyeonjeon (Tập hiền điện) do Vua Sejong thành lập đã nghiên cứu và phát triển đất nước. Trong suốt triều đại các Vua Sejong, Vua Yejong và Vua Seongjong đã lập ra Bộ luật Gyeongguk daejeon (Quốc triều Hình luật) với mục đích xây dựng hệ thống thống trị bền vững lâu dài.

Bản đồ thiên văn Cheonsang Yeolcha Bunya Jido(Triều đại Joseon; Thế kỷ thứ 17)
Bản đồ thiên văn (bên trái) thể hiện vị trí các chòm sao. 

Nguồn: Viện bảo tàng Cung điện quốc gia Hàn Quốc)

 

Sáng tạo bảng chữ cái Hangeul
Người Hàn Quốc đã từ thời cổ đại đã sử dụng chữ Hán và sau đó vay mượn mẫu tự chữ Hán để ghi lại tiếng Hàn như các hình thức Idu (Lại độc) hay Hyangchal (Hương trát). Tuy nhiên, các hình thức vay mượn này cũng không đáp ứng được việc truyền đạt, biểu thị ngôn ngữ một cách tự do nên dẫn tới nhu cầu phải có một hệ thống chữ viết dễ đọc, dễ viết hơn.

Bài viết liên quan  Làng dân tộc và Pháo đài Naganeupseong (낙안읍성) Thành phố Sunchoen, Tỉnh Jeollanam

Vào năm 1443, Vua Sejong (Thế Tông) đã sáng tạo ra chữ Hangeul (bảng chữ cái tiếng Hàn) và ban hành rộng rãi trong dân chúng vào năm 1446. Nguyên lý hình thành nên các chữ cái dựa trên hình dạng của các cơ quan phát âm và được các nhà khoa học đánh giá là hệ thống kí tự khoa học và dễ học nhất trên thế giới. Sự ra đời của hệ thống kí tự mới này đã tạo nên một đòn bẩy nâng cao sự tương tác giữa chính phủ và nhân dân và đóng vai trò quyết định trong việc đặt nền móng cho một quốc gia tiến tiến giàu văn hóa.

Sự phát triển của khoa học và công nghệ
Khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu mạnh mẽ trong triều đại Joseon, tiêu biểu là các phát minh như chiếc đồng hồ nước Jagyeongnu, đồng hồ mặt trời Angbuilgu và hỗn thiên nghi Honcheonui.

Máy đo lượng mưa là thiết bị đo mưa và mực nước sông đầu tiên trên thế giới. Ngoài ra thiết bị này còn được sử dụng để đo và lấy chuẩn khi đo đạc đất đai, làm bản đồ.

Trong triều đại của Vua Taejo (Thái Tổ) cũng đã lập bản đồ thiên văn dựa trên bản vẽ trước đó từ thời Goguryeo. Trong triều đại Vua Sejong (Thế Tông) đã chế tạo Thất chính toán (Chiljeongsan, Tính toán các di chuyển của bảy yếu tố vũ trụ dựa trên lịch Shoushili của Trung Quốc và lịch Hồi giáo của Ả rập. Trong lĩnh vực y học cũng có nhiều thành tựu đáng chú ý được thể hiện qua các tài liệu như Hyangyak jipseongbang (Tuyển tập các đơn thuốc Hàn Quốc) và Uibang yuchi (Bộ sưu tập có phân loại các đơn thuốc y tế).

Các mẫu in kim loại, như Gyemija và Gabinja, được chế tác trong các triều đại Taejong và Sejong tạo điều kiện xuất bản được nhiều đầu sách.

1. Angbuilgu (Joseon; thế kỷ thứ 17~18) – Đồng hồ mặt trời, biểu thị sự thay đổi về thời gian và mùa (Bên trái) (Nguồn: Viện bảo tàng Cung điện quốc gia Hàn Quốc)
2. Máy đo lượng mưa (Joseon; thế kỷ thứ 18) – Máy đo mưa được sử dụng để lắp đặt ở Seonhwadang, Daegu (Bên phải)


Quan hệ đối ngoại triều đại Joseon
Triều đại Joseon duy trì quan hệ thân thiết với nhà Minh. Trung Quốc. Hai bên thường phái các đoàn sứ thần và giao lưu trên nhiều mặt như văn hóa, kinh tế. Joseon cũng chấp nhận yêu cầu của Nhật Bản về thương mại song phương bằng cách mở các cảng Busan, Jinhae, và Ulsan. Vào năm 1443, Joseon ký một hiệp định với Tsushima, người lãnh đạo của Nhật Bản về thương mại song phương. Joseon cũng thông thương với các quốc gia Châu Á khác như Ryukyu, Xiêm, và Java.

Sự phát triển của thủ công mỹ nghệ
Đồ sứ có lẽ là đồ thủ công tiêu biểu nhất của thời đại Joseon. Đồ tráng men ngọc bích bột xanh xám hoặc đồ sứ trắng được sử dụng phổ biến tại cung điện hoàng gia hoặc văn phòng chính phủ. Gốm sứ xanh Cheongja (Thanh sứ) có màu sắc thanh thoát, nền nã rất được ưa chuộng vào thời kỳ đầu Joseon.

Bài viết liên quan  Thời kì Nam Bắc triều: Triều Silla thống nhất (676-935) và Balhae(698-926)

Kỹ thuật sản xuất đồ sứ của Joseon đã đạt tới đỉnh cao đến đầu thế kỷ 16 và đạt đến trình độ chế tác gốm sứ trắng Baekja (Bạch sứ) của Hàn Quốc. Gốm Baekja (Bạch sứ) kế thừa truyền thống của Goryeo có kiểu dáng đơn giản, nền nã, phù hợp với sở thích nho nhã của các học giả Khổng giáo.

Imjin Waeran (Biến loạn Nhâm Thìn)
Trong suốt thế kỷ thứ 14 và 15, Joseon duy trì mối quan hệ tốt với Nhật Bản. Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, Nhật Bản đã đòi phần tỷ lệ thương mại lớn hơn và bị triều đình Joseon từ chối.

Nhật Bản đã gây ra Imjin Waeran (Biến loạn Nhâm Thìn năm 1510), Eulmyo Waebyeon (Biến loạn Ất Mão vào năm 1555) làm khuynh đảo xã hội Joseon.

Ở Nhật Bản, Toyotomi Hideyoshi đã thống nhất đất nước sau 120 phân tranh, nội chiến.
Sau đó, vào năm 1592 đến năm 1598, Toyotomi Hideyoshi đem hơn 200.000 lính sang xâm lược Joseon với mục đích phân tán sức mạnh của các vương hầu trong nước và ổn định sự thống trị ở Nhật Bản. Cảm thấy bị đe dọa bởi quân xâm lược Nhật Bản, Vua Seonjo của Joseon đã cầu viện sự giúp đỡ của nhà Minh và lánh nạn tới vùng Uiju. Tuy nhiên, quân Nhật Bản đã tiến sâu vào các tỉnh phía Bắc như Pyeongang và Hamgyeong-do. Các nghĩa binh trên toàn Joseon nổi dậy.
Đặc biệt đáng chú ý là lực lượng hải quân Hàn Quốc với sự lãnh đạo của Tướng quân Yi Sun-shin. Chiến thắng hải quân của ông đã giúp triều đại Joseon kiểm soát được vựa lúa tỉnh Honam và cắt đứt kết nối với tàu viện trợ của quân Nhật.

Khi quân Nhật xâm lược Joseon trở lại vào năm 1597, mặc dù Tướng quân Yi Sun-shin chỉ có trong tay mười ba tàu chiến nhưng ông đã giành chiến thắng trước hạm đội 133 tàu của Nhật Bản. Trận chiến trên vịnh Myeongnyang là một trong những chiến thắng quân sự vĩ đại nhất mọi thời đại, và được ghi danh là một trong những trận chiến hải quân lớn nhất trên thế giới. Sau cái chết của Toyotomi Hideyoshi, quân xâm lược Nhật Bản rút quân về nước. Trong suốt cuộc chiến bảy năm, nhiều di sản văn hóa của triều đại Joseon, tiêu biểu như chùa Bulguksa đã bị phá hủy.

Bài viết liên quan  Hàn Quốc tiến đến trở thành quốc gia dân chủ và cường quốc kinh tế

Quân Nhật cũng phá hủy và lấy đi nhiều tư liệu, mẫu in và các tác phẩm nghệ thuật, mỹ thuật của Joseon. Với những chiến lợi phẩm chiến tranh này, người Nhật học hỏi được kĩ nghệ và tinh thần phát triển, ngoài ra, những nghệ nhân Joseonbị quân Nhật bắt cóc đã giúp Nhật phát triển văn hóa gốm sứ.

Sự phát triển của văn hóa bình dân
Vào cuối triều đại Joseon, thương mại và công nghiệp bước vào giai đoạn phát triển nhanh chóng. Các trường học tại địa phương trở nên phổ biến, cải thiện chất lượng đời sống của người dân, văn hóa giải trí cũng được phát triển với nhiều loại hình khác nhau. Tiểu thuyết được viết bằng hệ thống kí tự Hangeul được lưu hành rộng rãi, hát kể chuyện pansorivà múa mặt nạ là hai hình thức sinh hoạt giải trí phổ biến của nhân dân.

Đặc biệt, hát kể chuyện pansori được ưa thích tại nhiều nơi khi truyền tải các câu chuyện cụ thể hòa quyện với lời hát và âm nhạc. Nhân vật Gwangdae có thể linh hoạt thêm hoặc bớt trong các câu chuyện và khán giả sẽ phụ họa bằng các lời cổ vũ chuimsae. Loại hình biểu diễn có sự tham gia của cả cộng đồng này đã trở thành phương tiện giải trí và phát triển thành văn hóa chính trong giai cấp lao động.

Vào cuối thế kỷ 19, Shin Jae-hyo là tác giả, nhà nghiên cứu về nghệ thuật hát kể chuyện Pansori và đồng thời cũng là người đã biên soạn, chỉnh sửa cho các tác phẩm Pansori.Năm tác phẩm pansoritiêu biểu gồm Chunhyangga (Xuân Hương ca) hay Simcheongga (người con gái hiếu thảo Simcheong), Heungboga (Anh em nhà Heungbo), Sugungga (Thủy cung ca) và Jeokbyeokga (Xích bích ca). Các loại hình biểu diễn dân gian theo hình thức kịch mặt nạ như tal nori và sandae nori cũng trở nên phổ biến trong cộng đồng.

Biểu diễn dân gian Sandae – Đây là loại kịch sân khấu truyền thống trong đó các diễn viên nam và nữ đeo mặt nạ pha trò, nhảy múa và hát.

 

Nguồn bài viết: Trung tâm Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc (KOCIS)

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here