Mùa đông là thời kỳ nghỉ ngơi quý báu của làng quê nông thôn nhưng tháng giêng-tháng đầu tiên của năm mới âm lịch lại bắt đầu chuẩn bị cho vụ mùa năm mới. Ngày 15 tháng 1 âm lịch, vào rằm tháng giêng, nông dân làm sợi dây được dệt bằng rơm rất bền gọi là ‘Judae’. Judae là sợ dây buộc vào con bò kéo cày sử dụng khi cày ruộng hay nương, việc làm Judae vào rằm tháng giêng là hành động bắt đầu chuẩn bị việc đồng áng của một năm và đồng thời cầu nguyện đựợc mùa trong năm.
Cầu nguyện được mùa, việc đồng áng trong năm
Tháng giêng là tháng có đầy đủ ngày nhất. Mọi người nhìn trăng tròn vào ngày rằm đểncầu nguyện bình an trong một năm và dọn thức ăn để cúng. Đồng thời cả làng còn tổ chức cúng tế làng rất lớn. Gọi tế làng chỉ là tên gọi vì cúng ở trong làng nhưng thực tế mỗi làng có tên gọi khác nhau. Mỗi làng thờ một vị thần linh khác được quyết định theo tính cách hay tên gọi của thần linh. Thần linh được xem là tín ngưỡng thần bảo vệ làng và mọi người tổ chức cúng định kỳ 2, 3 lần một năm.
Chuẩn bị cả tấm lòng
Tế làng được bắt đầu bởi việc chọn những người đứng ra cúng tế. Người cúng tế là người có phúc đức trong làng được chọn theo tiêu chuẩn rất khó. Người được chọn lo việc cúng tế là người chuẩn bị các vật phẩm và thức ăn cúng tế. Nếu chuẩn bị được bắt đầu thì họ bị cấm đi ra ngoài, hàng ngày tắm rửa sạch sẽ và không được quan hệ vợ chồng cho đến khi kết thúc cúng tế. làm như thế để tránh sự giận dữ của thần linh.
Mời thần linh
Vào ngày cúng, những thức ăn được đưa đến trước thần linh và bắt đầu cúng. Vật tượng trưng cho thần linh của làng ở mỗi làng mỗi khác. Cũng có thần vị nhỏ có tên cùa thần linh ở trong nhà nhỏ, cũng có thể là vật thiên nhiên như cây, đá. Cúng tế thì đa số theo cách thức nho giáo nhưng có nhiều trường hợp đơn giản chỉ để thức ăn lên rồi lạy. Tuy nhiên, việc cúng tế sắp kết thúc không thể không bỏ qua việc xác định xem thần linh có vui vẻ nhận lòng thành của mọi người trong làng hay không. Thường thì đốt tờ giấy mỏng nếu nó bay lên trời thì được xem là thần linh vui vẻ nhận việc cúng tế. Giấy đó gọi là ‘giấy cầu nguyện’bay lên.
Thần linh, ăn và uống
Sau khi kết thúc cúng tế, không khí nghiêm túc đã chấm dứt, bây giờ mọi người trong làng tập hợp lại để ăn uống. những lễ vật cúng xong được xem là lộc nên mọi người chia đều cho nhau cho dù ít. Sau cúng tế mọi người trong làng vui vẻ hò hát. Mọi người trong làng trở thành một và ngay cả thần linh bảo vệ họ cũng vui vẻ hòa đồng.
Âm nhạc vui nhộn và những thức ăn, rượu được chuẩn bị trước cho mọi người vui chơi đến khuya.
Trở lại công việc ngày thường
Bắt đầu cúng tế và kết thúc bằng hội hè đình đám, rằm tháng giêng đã qua, trong lòng mọi người bắt đầu trở lại cuộc sông đời thường của họ. Như không có việc gì xảy ra nhưng mỗi người trong làng đều có kinh nghiệm lớn với toàn thể làng trở thành không gian thánh thiện, không thường nhật. Tế làng cơ bản là cầu nguyện sự bình an cho các thành viên và là nghi lễ cầu nguyện an lành của cộng đồng. Nhưng điều đó cũng là cơ sở cột chặt các thành viên trong làng thành một. Những người tham gia nghi lễ cộng đồng đều nhận được tính đồng nhất và đồng chất của những thành viên trong làng thông qua kinh nghiệm đó. Nhờ đó, trong nhiều phương diện lễ hội làm cho mọi người trở thành một.
Trở lại đời sống thường nhật, họ chuẩn bị việc đồng áng trong năm và trong lòng họ cảm thấy vững tin hơn. Qua lòng thành đối với thần linh họ tin rằng những lời cầu nguyện kia sẽ giúp đỡ họ. Nhờ đó, họ biết rằng những nổ lực đó sẽ tự giúp đỡ họ.
Hiện nay, việc canh tác cũng được công nghiệp hóa khó tìm thấy hình ảnh ngày xưa. Nếu nhìn thấy nhiều thứ mà mọi người dâng lên thần linh bắt đầu công việc trong một năm bằng những lễ vật họ chuẩn bị với tấm lòng thành thì mới cảm thấy một cách quan trọng sự ao ước mong mỏi vượt qua cả sự văn minh.