Tàu lửa hòa bình DMZ (DMZ 평화열차): Xe lửa du lịch đặc biệt đi qua vùng phi quân sự

Khu vực phi quân sự cắt ngang bán đảo Triều Tiên-đường ranh giới phân chia hai miền Nam Bắc đã từng là ‘khu vực cấm’ không dễ dàng tiếp cận được nay đã khai thông ‘tàu lửa DMZ-chuyến tàu hòa bình’ vào đầu tháng này giúp khách du lịch có thể tham quan nơi đây. Mở cửa chưa đầy một tháng nhưng nơi đây đã nhộn nhịp bởi khách du lịch đổ về với mong muốn được trải nghiệm vùng đất mình chưa từng biết đến.

Xe lửa DMZ sử dụng đường sắt tuyến Gyeongui kết nối Seoul với Paju ở Gyeonggido. Tuyến Gyeongui là một trong những tuyến liên kết tiêu biểu tượng trưng cho lịch sử chia cắt của Hàn Quốc. Được khai thông năm 1906, tuyến tàu xuất phát từ Seoul đi đến Gaesang, Bình Nhưỡng và đến tận thành phố Sinuiju với chặng đường dài khoảng 500km đồng thời kết nối với tuyến Gyeongbu liên kết với Busan tại Seoul cắt dọc từ phía Đông Nam lên phía Tây Bắc của bán đảo Triều Tiên. Thậm chí trước khi bị chia cắt người dân còn có thể sang tận Châu Âu vì chuyến tàu kết nối với đường sắt Siberia. Tuy nhiên vào năm 1951 sau khi bị chia thành hai miền Nam-Bắc chuyến tàu đã dừng hoạt động. Sau đó nhân buổi Hội nghị thượng đỉnh Nam Bắc năm 2000, dự án khôi phục tuyến Gyeongui đã được đưa ra và đến năm 2002 tuyến tàu đã nối tiếp đến tận ga Dorasan xây dựng tuyến đường sắt từng bị cắt ở Moonsan. Ga Moonsan ở phần cực Bắc đất nước chính là ga cuối cùng của tàu lửa hòa bình DMZ.

이 달 초 개통된 DMZ 평화열차는 서울을 출발해 도라산역까지 운행한다. (사진: 전한)
Tàu lửa hòa bình DMZ bắt đầu hoạt động đầu tháng này xuất phát từ Seoul đến tận ga Dorasan. (Ảnh: Jeon Han)

Được chia thành 3 khoang, xe lửa DMZ chứa đựng nhiều lời nhắn nhủ khác nhau trong mỗi thiết kế đầy màu sắc trên tàu. Phòng hòa bình khoang số 1 được thiết kế dựa trên mô típ đầu máy gỉ sắt tượng trưng cho ‘con ngựa sắt muốn chạy nhảy’, phòng hòa hợp khoang số 2 gồm 2 nhân vật màu đỏ và màu xanh đang nắm tay nhau, phòng tình yêu khoang số 3 lấy ý tưởng là trẻ em phương Tây-Đông cùng người lớn cùng nắm tay nhau. Tại mỗi ghế ngồi đều được vẽ hình chong chóng biểu tượng của hòa bình, trên trần là những quả bóng đang bay một cách tự do vượt qua cả ranh giới đình chiến. Mặt khác, khắp nơi đều dán ảnh DMZ với nhiều chủ đề đa dạng như chiến tranh, tàu lửa, hệ sinh thái DMZ,…

Khoảng thời gian xuất phát từ Seoul đến ga Dorasan mất khoảng 1 tiếng 20 phút. Trong một khu trung tâm nhộn nhịp, lên chuyến tàu và bỏ lại phía sau những tòa nhà cao tầng, quan khách sẽ cảm nhận được mình đang từ từ tiến lại gần với màu xanh mơn mởn của cây lá bên ngoài cửa sổ. Nếu đi qua ga Neunggok, ga Moonsan và xuống ga Imjingang, tất cả các khách sẽ phải xuống tàu một lúc để làm thủ tục xác nhận thân phận và gắn trên mình một tấm thẻ ghi các thông tin cá nhân. Trong tuyến đường cho phép người dân qua lại, khách tham quan không thể ra khỏi khu vực đã được chỉ định vì đây là nơi cực kì khắt khe trong việc qua lại. Sau khi qua các thủ tục để đi qua tuyến đường cho phép người dân qua lại, khách tham quan tiếp tục lên tàu.

Bài viết liên quan  Khám phá những điểm đến "Trendy" nhất ở Seongdong-gu, Seoul (서울특별시 성동구)

Chuyến tàu đi qua ga ImJingang lại bắt đầu hướng về phía Bắc. Con tàu đột ngột dừng lại khi đang chạy trên đoạn đường sắt hẹp với dọc hai bên cạnh được chặn bởi hàng lưới sắt chằng chịt. Một chú nai con bỗng hiện ra trên màn hình được lắp đặt bên trong khoang tàu. Có vẻ ngạc nhiên vì sự xuất hiện của tàu lửa, nó đứng ở giữa đoạn đường sắt rồi nhảy loạn xạ hết qua bên trái lại sang phải và không biết chạy đi đâu. Người lái tàu bèn dừng tàu lại một lúc và chờ cho đến khi chú nai đi qua.

DMZ 평화 열차가 지나가는 철도 옆으로 뛰어가는 새끼 고라니 (사진: 전한)
Chú nai con nhảy sang bên cạnh đường sắt có tàu hòa bình DZM đi qua. (Ảnh: Jeon Han)

임진강 철교를 진입하는 DMZ 평화 열차 (사진: 전한) Tàu hòa bình DMZ đang tiến vào cầu sắt Imjingang (Ảnh: Jeon Han)

Một lát sau, tàu tiến vào cầu sắt Imjingang cùng với tiếng sắt va chạm. Nhiều người con tha hương đến giây phút này đều chia sẻ họ thấy nghẹn ngào khi cảm thấy rằng dường như con đường chia cắt 2 miền đã được chọc thủng. Đúng lúc đó bài hát êm ái và não lòng của phim ‘Cờ Thái cực bay phấp phới’ vang lên.

Ngay sau đó tiếng phát thành thông báo tàu đã đến ga cuối cùng là ga Dorasan phát ra cùng với lời giới thiệu về ga Dorasan. “Ga Dorasan là ga cuối cùng đi về phía Bắc và cũng là ga đầu tiên có thể đi lên phía Bắc”. Được gắn dòng chữ ‘tuyến quốc tế’ duy nhất ở giữa ga, ga Dorasan chứa đựng niềm hi vọng thực hiện thành công ‘sáng kiến Á-Âu’ nối liền hai miền Nam-Bắc cùng với Nga, Trung Quốc, Châu Âu.

임진각에는 개성 22km, 서울 53km의 이정표가 세워져 있다. (사진: 전한)
Tại Imjingak có dựng bảng chỉ dẫn Gaesung cách 22km và Seoul cách 53km. (Ảnh: Jeon Han)

Xuống ga Dorasan, mọi người có thể nhìn ngắm công viên hòa bình, đài quan sát Dora ở gần ga Doasan hay mua vé tham quan riêng và thăm quan Đường hầm thứ 3. Được hoàn thành và mở cửa vào năm 2008, công viên hòa bình có khu vui chơi, đoạn đường đi bộ giúp du khách có thể nghỉ ngơi cùng với khu rừng lấy ‘thống nhất’ làm chủ đề, hồ sen mô phỏng hình dáng của đất nước Hàn Quốc và những tác phẩm điêu khắc chứa chứa đựng niềm khao khát về hòa bình thống nhất. Cùng với đó, đài quan sát Dora là đài quan sát nằm ở phần phía cực Bắc của miền Nam nơi có thể nhìn thấy Triều Tiên ở khoảng cách gần nhất, qua ống kính viễn vọng ta có thể nhìn thấy cả một phần Shigaji của Gaesung, khu công nghiệp Gaesung và tượng đồng của lãnh tụ Kim Il Sung.

Bài viết liên quan  TOP 10 địa điểm ngắm bình minh và hoàng hôn đẹp nhất ở Hàn Quốc

Nếu lên xe bus du lịch và di chuyển khoảng 5 phút, ta sẽ đến với Đường hầm thứ 3. Là một trong số tổng cộng 4 đường hầm được khám phá tại khu vực lân cận từ năm 1974 đến năm 1990, đường hầm này được đào lên để phục vụ cho công cuộc Nam tiến của quân đội Triều Tiên. Đường hầm thứ 3 được phát hiện bởi quân đội Hàn Quốc vào năm 1978 rộng 2m, cao 2m và tổng chiều dài là 1,635m. Đi xuống dưới tầng hầm cách mặt đất khoảng 74m tương đương với tòa nhà 10 tầng. Khách tham quan bắt buộc phải đội mũ bảo hộ trước khi đi xuống tầng hầm. Trước đó mọi người chỉ có thể đi bộ xuống đường hầm, sau đó từ năm 2002 tại đây lắp đặt thang máy nên đối với những người già yếu việc di chuyển đã trở nên dễ dàng hơn. Càng đi vào sâu trong hầm, khách du lịch càng cảm thấy luồng khí lạnh và ẩm. Trong bóng tối khách tham quan xếp thành 1 hàng đi bên phải lần theo ánh đèn được đặt ở khắp nơi và di chuyển một cách thận trọng. Khi tiến đến sát đoạn cuối đường hầm, lối đi được chặn bởi lưới sắt và bức tường làm bằng bê tông chắc chắn. Khoảng cách từ đây đến đường ranh giới phía Nam (Hàn Quốc) chỉ có 435m khiến khách tham quan một lần nữa cảm nhận rõ rệt hơn về ranh giới chia cắt này.

Kết thúc chuyến tham quan ga Dorasan, quan khách phải đi đúng chiếc xe lửa DMZ khi đến đây phục vụ cho việc kiểm tra số lượng người ra vào. Chỉ cần đi ra khỏi ga Darosan là mọi người sẽ có thời gian tự do bắt đầu từ ga sau là ga Imjingang. Quan khách có thể từ đó quay trở về Seoul ngay, tuy nhiên xung quanh ga Imjingang cũng có rất nhiều nơi đáng xem và phần lớn mọi người đến tiếp tục hành trình du lịch của mình tại đây.

한국전쟁 중 폭격을 맞아 탈선한 증기기관차 (사진: 전한)
Đầu máy xe lửa bị trượt khỏi đường ray do bị ném bom trong chiến tranh Triều Tiên. (Ảnh: Jeon Han)

Điểm nổi bật trong chuyến du lịch ga Imjingak chính là ngắm ‘đầu máy xe lửa ở trạm Jangdan’ của chiếc xe lửa từng được đưa vào hoạt động với chuyến đi kéo dài đến Shinuiju trước khi hai miền bị chia cắt. Đầu máy xe lửa này đã được đặt ở đây hơn 60 năm kể từ khi bị trượt ra khỏi đường ray do bị đánh bom trong chiến tranh Triều Tiên. Theo lời của người thợ máy đã vận hành chiếc tàu lửa khi đó thì do sự can thiệp của đội quân đảng cộng sản Trung Quốc, tàu bị tụt lại phía sau ở ga Hanpo, quận Pyeongsan, Hwanghae và bị công phá khi đến ga Jangdan (nay là Paju) khi đang trên đường từ Gaesung đến Bình Nhưỡng. Đầu máy hơi nước vẫn còn dấu vết của hơn 1,000 vế súng đạn với phần bánh xe méo mó khiến quan khách có thể phần nào tưởng tượng được tính huống thê thảm khi đó.

본래 상하행으로 운행하던 임진철교. 오른쪽 철교는 한국전쟁 중 폭탄을 맞아 파괴됐다. (사진: 전한)
Cầu sắt Imjin vốn được sử dụng cho tàu đi đến Sangha. Cầu sắt bên phải đã bị phá hủy do bị ném bom trong chiến tranh Triều Tiên. (Ảnh: Jeon Han)

Bài viết liên quan  Mùa hè ở công viên Haneul (하늘공원) Seoul

자유의 다리를 걷고 있는 관광객들 (사진: 전한) Khách du lịch đang đước đi trên cây cầu của tự do. (Ảnh: Jeon Han)

Trên con đường đi của đầu máy xe lửa này còn lại một đoạn trụ cầu sắt trơ trọi. Đây là một trong 2 trụ cầu của cầu Imjin mà tàu lửa DMZ đi qua. Cầu sắt Imjin vốn dĩ có 2 cây cầu phục vụ cho chuyến tàu đi và về, tuy nhiên 1 cây cầu đã bị phá hủy trong thời kỳ chiến tranh. Dấu vết của trục cầu còn lưu lại sau cuộc đánh bom khiến mọi người cảm thấy lòng như thắt lại.

Ở đây ta cũng có thể nhìn thấy ‘cây cầu của tự do’ được cải tạo từ cây cầu sắt chuyển thành cầu đi bộ. Là con đường duy nhất kết nối hai miền Nam-Bắc trên con sông Imjin, năm 1953 sau khi hiệp định đình chiến được kí kết đã có 12,773 tù binh đi qua cây cầu này và trở về nước.

Ngoài ra gần khu vực ga Imjingang còn có những địa điểm tham qua đa dạng lôi kéo được sự chú ý của khách tham quan. Những không gian như làng nghệ thuật Heyri với không gian văn hóa nghệ thuật đa dạng hội tụ những nhà mỹ thuật, nhà soạn nhạc, tác giả văn học, kiến trúc sư, v.v, làng Provence lấy ý tưởng của khu vực Province nằm trên đường biên giới giữa Pháp và Ý hay thành phố sách Paju (Paju Book City) lấy sách làm chủ đề chính, tất cả đều là những không gian phục vụ khách tham quan muốn thoát khỏi vùng đô thị ngột ngạt và tìm kiếm sự thoải mái cùng những địa điểm tham quan mới mẻ.

Tàu lửa DMZ vận hành trên tuyến Gyeongui từ Seoul đến ga Dorasan có kế hoạch sẽ mở thêm hành trình thứ 2 trên nửa đoạn đường hướng ngược lại. Nửa còn lại sẽ là đoạn tàu tuyến Gyeongwn đi từ Cheongnyangni

DMZ 평화열차는 월요일 제외, 매일 2회씩 운행한다. (사진: 전한)
Tàu lửa hòa bình DMZ vận hành 2 lần/ngày trừ CN. (Ảnh: Jeon Han)

DMZ-nơi tồn tại sự trong lành của thiên nhiên và là nơi lưu giữ nỗi đau của lịch sử. Chuyến tàu lửa hướng đến vùng đất thần bí đó xuất phát tại ga Seoul gồm 2 chuyến 1 ngày vào 8h30 sáng và 1h40 chiều trừ ngày CN. Giá vé cho ngày cuối tuần là 8,900won và trong tuần là 8,700won.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập trang web của Korail.

Phóng viên Lee Seung Ah, slee27@korea.kr

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here