Công viên bách thảo Seoul (서울식물원/Seoul Botanic Park) – Nơi thưởng thức các loài thực vật thế giới

Thưởng thức các loài thực vật thế giới tại Công viên bách thảo Seoul

Trong thời tiết khá ấm áp, Công viên bách thảo Seoul chào đón du khách tới tham quan với các loài thực vật có tên gọi và hình dáng mới lạ. Từ cây bách đến cây bao báp, nhiều loài cây xanh và hoa đẹp đã tạo nên phong cảnh tươi mới và mát mẻ.

Là sự kết hợp giữa một công viên và một khu vườn thực vật, địa điểm này đã chính thức mở cửa vào ngày 1/5/2019 tại Magok-dong, quận Gangseo-gu. Trong thời gian mở cửa tạm thời từ tháng 10/2018 đến tháng 4/2019, Công viên bách thảo Seoul đã thu hút hơn 2,3 triệu người tham quan.

Sau khi chính thức khai trương, Công viên bách thảo Seoul nhanh chóng trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở thành phố Seoul vì hầu hết mọi vườn cây và vườn bách thảo ở Hàn Quốc đều nằm ở ngoại ô thủ đô. Dù các cư dân ở thành phố Seoul có ít nơi để tận hưởng cây xanh trong cuộc sống hàng ngày nhưng cơ sở này hiện cung cấp cho họ một nơi tràn ngập màu xanh.

Bài viết liên quan  Mùa hè ở công viên Haneul (하늘공원) Seoul

Toàn cảnh trong nhà kính tại Công viên bách thảo Seoul. (Ảnh: Phóng viên Kim Sunjoo)

Nhà kính là một nơi phổ biến nhất trong công viên này, duy trì nhiệt độ và độ ẩm cao để tạo ra môi trường mà có thể trồng cây nhiệt đới và Địa Trung Hải. Tiếng chim hót líu lo và tiếng nước chảy tạo cảm giác giống như người tham quan đang ở trong rừng. Hơn nữa, cây măng cụt, cây ca cao, cây đu đủ san sát nhau và cây monstera giúp giảm bụi mịn, tạo ra không khí trong lành.

Jo Seo-yeon (27 tuổi, trú tại tỉnh Gyeonggi-do), người đã đến thăm công viên này với bạn bè nói như sau: “Tôi nghe nói một vườn thực vật đã được xây dựng tại trung tâm thành phố nên đã tìm đến đây. Tôi có thể cảm nhận được sự tươi mát nhờ có nhiều loài cây và hoa đa dạng được trang trí rất dễ thương và tôi cũng dành nhiều thời gian trong khu chụp hình với bạn mình”.

Chi Tú cầu nở rộ tại Công viên bách thảo Seoul. (Ảnh: Phóng viên Kim Sunjoo)

Khi rời khỏi nhà kính, những người tham quan có thể đi vào một không gian có các loài thực vật tự mọc có nguồn gốc từ bán đảo Hàn. Ví dụ, các thực vật chỉ mọc xung quanh núi Hallasan trên đảo Jeju-do sẽ hòa hợp với một khu vườn truyền thống của Hàn Quốc nên những người tham quan có thể cảm nhận và thưởng thức văn hóa trồng trọt của Hàn Quốc.

Bài viết liên quan  Khám phá Trung tâm hội nghị Floating Island (Sevit Island - Some Sevit - 세빛섬)

Shen Hsing Yun (35 tuổi), một nhân viên văn phòng đến từ Đài Loan cho biết: “Tôi thường đến thăm các vườn thực vật trong chuyến du lịch của mình. Tôi thấy công viên này rất thú vị vì tôi không chỉ có thể xem các loài thực vật đến từ khắp nơi trên thế giới mà còn có thể xem các loài thực vật bản địa của Hàn Quốc”.

“Thư viện hạt giống” tại Công viên bách thảo Seoul cho du khách có thể mượn các loại hạt giống như cuốn sách từ một thư viện thông thường. (Ảnh: Phóng viên Kim Sunjoo)

“Thư viện hạt giống” cũng là một điểm độc đáo của Công viên bách thảo Hàn Quốc. Những người tham quan có thể mượn các loại hạt giống miễn phí ở thư viện này và sau khi trồng trọt, người ta sẽ trả lại hạt giống mà mình trực tiếp gặt hái, không liên quan đến thời gian hoặc số lượng. Du khách ở đây có thể tìm hiểu cách trồng trọt và cũng có thể mượn tổng 9 loại hạt giống như: cây bách, hạt đậu, hoa hướng dương và hoa cải dầu, v.v.

Bài viết liên quan  Khám phá những điểm đến "Trendy" nhất ở Seongdong-gu, Seoul (서울특별시 성동구)

Một quan chức thuộc phòng giáo dục và triển lãm của Công viên bách thảo Seoul Jeong Su-min đã nói: “Thư viện hạt giống ngày càng trở nên phổ biến hơn đối với những người thích trang trí vườn và có sự quan tâm đến các thực vật. Tôi hy vọng rằng nhiều du khách sẽ có thể thích văn hóa trồng trọt thực vật thông qua thư viện này”.

Công viên bách thảo Seoul mở cửa hàng ngày trừ thứ hai. Du khách có thể tham quan từ 9 giờ 30 phút sáng đến 6 giờ chiều (tháng 3-10), từ 9 giờ 30 phút sáng đến 5 giờ chiều (tháng 11-2).

Phóng viên Xu Aiying và Park Hye Ri
xuaiy@korea.kr

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here